Nhiệt luyện
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tin tức
    • Liên hệ
  • Tư vấn công nghệ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
    • Kiểm định vật liệu
    • Gang thép
  • Nhiệt luyện
  • Công nghệ bề mặt
    • Thấm Cacbon
    • Thấm Nitơ
    • Tôi cao tần
    • Tôi laser
    • Công nghệ Phủ và Mạ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tin tức
    • Liên hệ
  • Tư vấn công nghệ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
    • Kiểm định vật liệu
    • Gang thép
  • Nhiệt luyện
  • Công nghệ bề mặt
    • Thấm Cacbon
    • Thấm Nitơ
    • Tôi cao tần
    • Tôi laser
    • Công nghệ Phủ và Mạ
No Result
View All Result
Nhiệt luyện
No Result
View All Result
Home Vật liệu Kiến thức vật liệu

Độ cứng sử dụng trong Thép và chuyển đổi

Chuyển đổi độ cứng

23/11/2021
in Kiến thức vật liệu
0
Share on FacebookShare on Twitter

Tính chất quan trọng nhất đối với vật liệu kim loại thông thường là độ cứng. Mỗi trạng thái của vật liệu (cung cấp, ủ, tôi, ram, thấm…) có một tổ chức vật liệu nhất định. Tổ chức này sẽ bao gồm các pha như ferrit, austenit, mactenxit, cacbit. ..Mỗi pha có độ cứng khác nhau mà từ đó tạo ra vật liệu có độ cứng đặc chưng. Mà các pha này lại được xuất phát từ thành phần vật liệu (mác thép) nên mỗi mác thép sau các chế độ xử lý nhiệt và bề mặt sẽ có các độ cứng khác nhau.

Gần như là một định luật, với một loại vật liệu nhất định (có thành phần và tổ chức ban đầu cố định), độ cứng càng cao thì khả năng chịu mài càng lớn. Độ cứng dễ kiểm tra và có thể đo trực tiếp trên sản phẩm và nó phản ảnh khá đầy đủ và trung thực tính chất vật liệu của sản phẩm. Vì thế, độ cứng thường được lấy làm chỉ tiêu đánh giá cũng như thước đo chất lượng vật liệu của sản phẩm nhiệt luyện và xử lý bề mặt. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày những hiểu biết chung về độ cứng và cách quy đổi các thang đo độ cứng.

THT nhiệt luyện và xử lý bề mặt cung cấp dịch vụ kiểm định đo độ cứng. Chúng tôi gồm những chuyên gia nghành vật liệu, sẽ cung cấp cho bạn kết quả phản ánh trung thực sản phẩm sau nhiệt luyện hoặc xử lý bề mặt (thấm N, thấm C) của các bạn. Liên hệ: 0984892487

Trước hết chúng ta có thể hiểu khái niệm về Độ cứng:
Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ thông qua mũi đâm
Đặc điểm của độ cứng
-Độ cứng chỉ biểu thị tính chất bề mặt mà không biểu thị tính chất chung cho toàn bộ sản phẩm
-Độ cứng biểu thị khả năng chống mài mòn của vật liệu, độ cứng càng cao thì khả năng mài mòn càng tốt
-Đối với vật liệu đồng nhất (như trạng thái ủ) độ cứng có quan hệ với giới hạn bền và khả năng gia công cắt. Độ cứng cao thì giới hạn bền cao và khả năng cắt kém.
Cần lưu ý
Có hai loại độ cứng là độ cứng tế vi và độ cứng thô đại. Độ cứng thường dùng là độ cứng thô đại, vì mũi đâm và tải trọng đủ lớn để phản ánh độ cứng của nền, pha cứng trên một diện tích tác dụng đủ lớn, sẽ có ý nghĩa hơn trong thực tế sản xuất. Đó là lý do bạn cần có hiểu biết để tránh việc quy đổi độ cứng không phản ánh được cơ tính thậm chí sai.
Độ cứng tế vi thường được dùng trong nghiên cứu, vì mũi đâm nhỏ có thể tác dụng vào từng pha của vật liệu. Có 3 loại độ cứng nhưng đều kí hiệu chữ H ở đầu, vì độ cứng trong Tiếng anh là Hardness
Độ cứng Brime
Xác định bằng cách ấn tải trọng lên bi cứng, sau khi thôi tác dụng lực bề mặt mẫu sẽ có lõm. Công thức xác định độ cứng
HB=F/S= 2F(piD(D-căn bậc 2 (D2-d2) (kG/mm2)
Đối với thép bi có đường kính D=10 mm, lực F=3000 kG, thời gian giữ tải 15 s
Độ cứng HB phản ánh được trực tiếp độ bền, nhưng cần lưu ý rằng chỉ nên đo với với vật liệu có độ cứng cao, trục.
Độ cứng Rocvel HR (HRB, HRC, HRA)
Dải đo rộng từ vật liệu mền đến vật liệu cứng.
Không có thứ nguyên (khác với HB)
Độ cứng theo thang A và C kí hiệu là HRA và HRC mũi đo hình nón bằng kim cương với tải lần lượt là 50 kG (thang A) và 140 kG (thang C). Độ cứng HRC là phổ biến nhất có thể đo cho thép sau tôi, thấm C, thấm C+N, thấn N. Do vết lõm khá nhỏ nên có thể đo ngay trên mặt trục
Độ cứng HRB có mũi bằng bi thép tôi song có đường kính nhỏ hơn HB, nên chỉ dùng với vật liệu mền hơn như thép ủ, gang…với tải F=90 kG.
Độ cứng Vicke
Độ cứng có công thức xác định như HB tức bằng tỷ số của lực trên diện tích vết đâm.
Mũi đâm bằng kim cương, tải trọng từ 1 đến 100 kG với thời gian giữ từ 10 đến 15 s
Công thức
HV=1,854F/d2 (kG/mm2)
Chuyển đổi giữa các độ cứng
Bảng quy đổi độ cứng chỉ mang tính tương đối, khi đo độ cứng tùy vào vật liệu và diện tích bề mặt mẫu..lựa chọn loại máy đo độ cứng để ra độ cứng chính xác nhất. Cần lưu ý: Độ cứng HV là độ cứng tế vi do đó khi đo độ cứng cần chú ý tổ chức của mẫu, để có giá trị đo đúng. Ví dụ nếu vết đâm đúng vào vị trí cacbit thì độ cứng sẽ cao, nền thép có độ cứng thấp hơn.

Độ cứng Brinell (HB) Độ cứng Rockwell C (HRC) Rockwell B Hardness (HRB)
800 72
780 71
760 70
752 69
745 68
746 67
735 66
711 65
695 64
681 63
658 62
642 61
627 60
613 59
601 58
592 57
572 56
552 55
534 54 120
513 53 119
504 52 118
486 51 118
469 50 117
468 49 117
456 48 116
445 47 115
430 46 115
419 45 114
415 44 114
402 43 114
388 42 113
375 41 112
373 40 111
360 39 111
348 38 110
341 37 109
331 36 109
322 35 108
314 34 108
308 33 107
300 32 107
290 31 106
277 30 105
271 29 104
264 28 103
262 27 103
255 26 102
250 25 101
245 24 100
240 23 100
233 22 99
229 21 98
223 20 97
216 19 96
212 18 95
208 17 95
203 16 94
199 15 93
191 14 92
190 13 92
186 12 91
183 11 90
180 10 89
175 9 88
170 7 87
167 6 86
166 5 86
163 4 85
160 3 84
156 2 83
154 1 82
149 81
147 80
143 79
141 78
139 77
137 76
135 75
131 74
127 72
121 70
116 68
114 67
111 66
107 64
105 62
103 61
95 56
90 52
81 41
76 37
Tags: Chuyển đổi độ cứngĐộ cứng thép

Related Posts

Khái niệm chung về gang thép
Kiến thức vật liệu

Liên kết kim loại là gì ?

14/01/2022
Giản đồ Schaeffler
Gang thép

Thép không gỉ

17/01/2022
Giản đồ trạng thái Fe-C
Kiến thức vật liệu

Giản đồ pha và giản đồ sắt cacbon

28/12/2021
Tổ chức tế vi của gang cầu
Kiến thức vật liệu

So sánh Gang và Thép

22/12/2021
Cơ chế mài mòn
Kiến thức vật liệu

Thép và hợp kim chịu mài mòn

21/12/2021
Hình 3.3. Tổ chức thép SKD11 sau tôi tẩm thực lên mactenxit
Kiến thức vật liệu

Ảnh hưởng của nguyên tố hợp kim tới tính chất thép

12/12/2021
Giản đồ TTT trong nghiên cứu nhiệt luyện
Kiến thức vật liệu

Giản đồ TTT trong nghiên cứu nhiệt luyện

02/12/2021

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI XEM NHIỀU

Máy rửa siêu âm Elmasonic_Select
Tư vấn công nghệ

Máy rửa siêu âm

by admin
09/08/2024
0

Máy rửa siêu âm là một thiết bị sử dụng sóng siêu âm để làm sạch các vật dụng hoặc...

Read more
Chuyên gia tư vấn công nghệ TS.Nguyễn Văn Thành

Chuyên gia tư vấn công nghệ TS.Nguyễn Văn Thành

09/08/2024
Bán thép gió P18, SKH2, P6M5, M2, SKH51, SKH55, SKH

Tôi dầu thép dụng cụ

07/07/2022
Nhiệt luyện và ứng dụng thép AISI 1045

Nhiệt luyện và ứng dụng thép AISI 1045

13/06/2022
Co nhiêt luyện

Giới thiệu một số dạng nhiệt luyện mới

09/06/2022

Bài viết mới

  • Máy rửa siêu âm
  • Chuyên gia tư vấn công nghệ TS.Nguyễn Văn Thành
  • Tôi dầu thép dụng cụ
  • Nhiệt luyện và ứng dụng thép AISI 1045
  • Giới thiệu một số dạng nhiệt luyện mới
  • Giỏ hàng
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sản phẩm
  • Tài khoản
  • Thanh toán
  • Trang chủ
Hotline: 0912871319

© 2020 THT HEAT TREAMENT AND SURFACE ENGINEERING Bồng Lai-Quế Võ - Bắc Ninh

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tin tức
    • Liên hệ
  • Tư vấn công nghệ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
    • Kiểm định vật liệu
    • Gang thép
  • Nhiệt luyện
  • Công nghệ bề mặt
    • Thấm Cacbon
    • Thấm Nitơ
    • Tôi cao tần
    • Tôi laser
    • Công nghệ Phủ và Mạ

© 2020 THT HEAT TREAMENT AND SURFACE ENGINEERING Bồng Lai-Quế Võ - Bắc Ninh