Nhiệt luyện
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tin tức
    • Liên hệ
  • Tư vấn công nghệ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
    • Kiểm định vật liệu
    • Gang thép
  • Nhiệt luyện
  • Công nghệ bề mặt
    • Thấm Cacbon
    • Thấm Nitơ
    • Tôi cao tần
    • Tôi laser
    • Công nghệ Phủ và Mạ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tin tức
    • Liên hệ
  • Tư vấn công nghệ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
    • Kiểm định vật liệu
    • Gang thép
  • Nhiệt luyện
  • Công nghệ bề mặt
    • Thấm Cacbon
    • Thấm Nitơ
    • Tôi cao tần
    • Tôi laser
    • Công nghệ Phủ và Mạ
No Result
View All Result
Nhiệt luyện
No Result
View All Result
Home Công nghệ bề mặt

Cơ sở lý thuyết của hiện tượng khuếch đại plasma trong thấm nitơ

Tìm hiểu khuếch đại plasma trong thấm nitơ plasma

15/09/2020
in Công nghệ bề mặt
0
Share on FacebookShare on Twitter

Đây là loạt bài tìm hiểu về quá trình thấm N plasma. Bạn tham khảo:

Bài 1: Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thấm nitơ plasma

Bài 2: Tìm hiểu về plasma và hiện tượng hollow trong quá trình thấm nito plasma

Bài 3: Tim hiểu về hiện tượng khuếch đại plasma trong thấm nitơ plasma

Bài 4: Yêu cầu cơ tính và thực tế kiểm tra cơ tính lớp thấm nito plasma

Bài 5: Ảnh hưởng của thành phần khí thấm trong thấm nitơ plasma

1.Đặt vấn đề

Thấm N plasma là một ứng dụng của hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực trong môi trường khí chứa N2 với áp suất thấp. Quá trình thấm N plasma được thực hiện trên hệ thống thiết bị gồm (1) buồng chân không, (2) hệ thống cấp khí thấm với và (3) nguồn plasma. Sản phẩm đóng vai trò catôt được đặt trong buồng chân không, thành buồng là anôt. Catôt chịu điện áp cao và được nung nóng nhờ năng lượng bắn phá trực tiếp của các ion lên bề mặt. Plasma hình thành giữa catôt và anôt được duy trì bởi các điện tử sinh ra trong vùng catôt trong quá trình ion bắn phá catôt. Thông thường điện áp 400-800V, hỗn hợp khí N2, H2 và số khí khác, áp suất thấm khoảng 0,5-10mbar. Trong điều kiện thấm N điển hình, plasma thường có cấu trúc 3 vùng: vùng từ bề mặt catôt đến điểm đầu vùng sáng âm gọi là vùng catôt, tiếp đến là vùng sáng âm và sát thành buồng là vùng anôt. Chiều rộng vùng catôt gọi là chiều dày vùng tối catôt  hay còn gọi là chiều dày plasma.

Trong quá trình thấm, nếu tồn tại 2 catôt đối diện nhau như trường hợp các lỗ, khe hở hay các bề mặt của các chi tiết xếp đối diện nhau, trong một điều kiện nào đó khả năng xuất hiện khuếch đại plasma là có thể. Điều này sẽ xảy ra nếu khoảng cách từ bề mặt catôt đến quầng sáng âm của 2 catôt đối diện nhau đủ lớn để 2 vùng plasma chồng lên nhau, lúc này tăng nhiệt độ catôt có thể gây cháy xém. Khoảng cách từ bề mặt catôt đến quầng sang âm chính là chiều dày plasma (dc). Như vậy chiều dày plasma là đại lượng liên quan trực tiếp đến khuếch đại plasma. Vì thế xác định được chiều dày plasma và các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chiều dày plasma có ý nghĩa thực tế quan trọng trong việc kiểm soát hiện tượng khuếch đại plasma.

Mục tiêu của chuyên đề này là nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất khí thấm đến chiều dày plasma và hiện tượng khuếch đại plasma từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh khi thấm N plasma.

2.Cơ sở lý thuyết hình thành khuếch đại plasma                           

Hiện tượng khuếch đại plasma xảy ra khi khoảng cách a giữa 2 catôt đối diện nhau giảm trong khi điện áp giữ nguyên làm tăng mật độ dòng j so với mật độ dòng bình thường jn như trên hình 1 [5].

Hiện tượng khuếch đại plasma

Hiện tượng này được giải thích như sau: Plasma hình thành trong quá trình thấm được duy trì bởi các điện tử sinh ra trong vùng catôt do quá trình ion bắn phá catôt giải phóng ra. Bình thường với catôt đơn lẻ, các electron chuyển động ra khỏi bề mặt catôt qua các vùng khác nhau để đến anôt, khả năng va chạm với các phần tử trung tính là thấp. Nếu 2 catôt đối diện nhau với khoảng cách đủ nhỏ, electron chuyển động thoát khỏi catôt này thì  gặp phải catôt kia và bị bật trở lại catôt ban đầu. Chuyển động qua lại giữa 2 catôt, các electron có động năng lớn, va chạm với các phần tử trung tính làm ion hóa bổ sung thêm làm tăng đột ngột mật độ dòng j và xuất hiện khuếch đại plasma.

Đồng thời với sự gia tăng của mật độ dòng j, cường độ phát sáng cũng gia tăng khi khoảng cách giữa 2 catôt  thu hẹp lại và 2 vùng sáng âm của 2 catôt chồng lên nhau. Giả sử 2 catôt 1, 2 đối diện nhau, trong một điều kiện nào đó nếu chúng tồn tại độc lập sẽ có cường độ sáng plasma tương ứng I1 và I2. Nếu vùng sáng âm của 2 catôt này chồng lên nhau, khuếch đại plama xuất hiện và sinh cường độ tổng IT (hình 2a, 2c). Cường độ này lớn hơn rất nhiều so với tổng của từng cường độ I1 và I2, điều này đã được lí‎ giải do quá trình ion hóa bổ sung. Khi điều chỉnh các thông số (ví dụ tăng áp suất p3) để giảm chiều dày plasma, vùng sáng âm của 2 catôt sẽ tách nhau ra, khuếch đại plasma mất đi (hình 2b, 2d).

Như vậy có thể thấy, xét về góc độ cấu trúc plasma khi quan sát thấy thì khuếch đại plasma xuất hiện khi 2 vùng sáng âm của 2 catôt đối diện chồng lên nhau. Mặc dù nguyên căn của hiện tượng này là ion hóa bổ sung làm mật độ dòng tăng đột biến, mật độ dòng rất cao cho dù điện áp thấp. Hậu quả của nó là nhiệt độ khí tăng rất cao nóng cục bộ catôt trong thời gian ngắn có thể gây cháy xém, thậm chí chảy bề mặt.

Mô tả sự khuếch đại plasma trong thấm Nito plasma

Hình 2: Sự hình thành và khuếch đại plasma (1, 2: catôt)

a, b,: sơ đồ khuếch đại plasma: c, d: cường độ plasma

Có nhiều nghiên cứu về hiện tượng  khuếch đại plasma

Sự hình thành khuếch đại plasma với chiều dày vùng tối dc và đường kính lỗ D được [5] mô tả như sau (hình 3):

D1=D<2 dc: plasma không thâm nhập vào, mặt trong không thấm.

2dc< D2=D<2÷4dc : khuếch đại plasma, toàn bộ bề mặt trong được nung nóng cục bộ dẫn đến bị phá hỏng.

D3= D>2÷4dc (tùy thuộc nguồn plasma): plasma thâm nhập vào bên trong, không khuếch đại plasma, bề mặt trong được thấm.

Khuếch đại plasma còn liên quan đến nguồn plasma, nguồn plasma xung cho phép điều khiển chu kỳ xung để giảm năng lượng nên khuếch đại plasma ít xuất hiện hơn. Với nguồn plasma xung, thực nghiệm cho thấy khuếch đại plasma chỉ xuất hiện khi D = (2-3) dc thậm chí nếu giảm chu kỳ xung làm việc giới hạn vừa nêu có thể còn thu hẹp nữa [5].

Có thể thấy, hiện tượng khuếch đại plasma phụ thuộc vào chiều dày vùng tối catôt, như vậy, trường hợp mô tả trên chỉ ứng với một nhiệt độ, áp suất và loại khí nhất định. Khi thay đổi bất kỳ một thông số nào thì chiều dày vùng tối dc sẽ thay đổi, do đó các kích thước D1, D2, D3 cũng sẽ thay đổi. Nghĩa là khuếch đại plasma có thể xuất hiện ở nhiệt độ này, áp suất này hay thành phần khí này nhưng có thể không xuất hiện ở nhiệt độ khác, áp suất khác và thành phần khí thấm khác. Điều này là rất quan trọng để chúng ta chọn các thông số hợp lý khi thấm các chi tiết có hình dáng phức tạp.

Chiều dày plasma phụ thuộc nhiệt độ, áp suất và thành phần khí. Khi thay đổi bất kỳ một thông số nào thì chiều dày này thay đổi. Điều này có nghĩa là khuếch đại có thể xuất hiện ở nhiệt độ này, áp suất này hay thành phần khí này nhưng có thể không xuất hiện ở nhiệt độ khác, áp suất khác và thành phần khí thấm khác. Nhiều nghiên cứu [2,3,4,5] đã chỉ ra, chiều dày plasma giảm khi áp suất tăng, tỷ lệ N2/H2 tăng, hay nhiệt độ giảm. Ngoài ra, cũng theo [5], nguồn plasma cũng đóng vai trò quan trọng trong việc có hình thành hay không hình thành khuếch đại plasma. Với thiết bị thấm N plasma xung, nếu điều chỉnh đóng ngắt xung hợp l‎ý thì sẽ giảm thiểu khả năng xuất hiện khuếch đại plasma.

Aston và các đồng nghiệp [1] đã nghiên cứu và đưa ra công thức thực nghiệm tính chiều dày plasma dc= A/p +B/, trong đó p là áp suất, I là dòng, còn A và B là 2 hằng số được xác định bằng thực nghiệm. Có thể thấy công thức trên cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của chiều dày plasma vào áp suất. Các yếu tố còn lại như nhiệt độ, thành phần khí thấm, chế độ điều khiển nguồn plasma (xung on, off được phản ảnh qua 2 hằng số A, B ứng với từng điều kiện thấm cụ thể.

Viện Công nghệ hiện đang sử dụng thiết bị thấm N plasma xung tường nguội có phần mềm điều khiển điện áp và đóng ngắt xung tự động. Việc xác định chiều dày plasma cũng như điều kiện xuất hiện khuếch đại plasma sẽ giúp người sử dụng thiết bị hiệu quả, cụ thể: chọn các thông số thấm hợp lý đảm bảo thấm đều và tránh hiện tượng khuếch đại plasma, đặc biệt khi thấm các chi tiết có hình dáng phức tạp, tận dụng sắp xếp các sản phẩm trong buồng lò một cách hợp lý‎.

Dưới đây sẽ mô tả phương pháp xác định chiều dày plasma, xét ảnh hưởng của áp suất đến chiều dày plasma ở nhiệt độ và thành phần khí thấm nhất định.

Related Posts

Giới thiệu về công nghệ tôi laser
Công nghệ bề mặt

Giới thiệu về công nghệ tôi laser

10/11/2021
Thép hóa tốt
Công nghệ bề mặt

Ứng dụng công nghệ thấm cacbon cho thép

01/10/2021
Lò giếng nhiệt luyện
Công nghệ bề mặt

Thấm cacbon

05/10/2020
Cấu trúc và quan hệ nồng độ N
Công nghệ bề mặt mới

Hóa nhiệt luyện

05/10/2020
Tôi bề mặt
Công nghệ bề mặt

Tôi bề mặt

01/10/2020
Ảnh hưởng thành phần khí thấm trong thấm nitơ plasma
Công nghệ bề mặt

Ảnh hưởng thành phần khí thấm trong thấm nitơ plasma

15/09/2020
Tổ chức tế vi lớp thấm
Công nghệ bề mặt

Phương pháp và thực nghiệm kiểm tra thấm thấm nitơ plasma

15/09/2020

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI XEM NHIỀU

Máy rửa siêu âm Elmasonic_Select
Tư vấn công nghệ

Máy rửa siêu âm

by admin
09/08/2024
0

Máy rửa siêu âm là một thiết bị sử dụng sóng siêu âm để làm sạch các vật dụng hoặc...

Read more
Chuyên gia tư vấn công nghệ TS.Nguyễn Văn Thành

Chuyên gia tư vấn công nghệ TS.Nguyễn Văn Thành

09/08/2024
Bán thép gió P18, SKH2, P6M5, M2, SKH51, SKH55, SKH

Tôi dầu thép dụng cụ

07/07/2022
Nhiệt luyện và ứng dụng thép AISI 1045

Nhiệt luyện và ứng dụng thép AISI 1045

13/06/2022
Co nhiêt luyện

Giới thiệu một số dạng nhiệt luyện mới

09/06/2022

Bài viết mới

  • Máy rửa siêu âm
  • Chuyên gia tư vấn công nghệ TS.Nguyễn Văn Thành
  • Tôi dầu thép dụng cụ
  • Nhiệt luyện và ứng dụng thép AISI 1045
  • Giới thiệu một số dạng nhiệt luyện mới
  • Giỏ hàng
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sản phẩm
  • Tài khoản
  • Thanh toán
  • Trang chủ
Hotline: 0912871319

© 2020 THT HEAT TREAMENT AND SURFACE ENGINEERING Bồng Lai-Quế Võ - Bắc Ninh

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tin tức
    • Liên hệ
  • Tư vấn công nghệ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
    • Kiểm định vật liệu
    • Gang thép
  • Nhiệt luyện
  • Công nghệ bề mặt
    • Thấm Cacbon
    • Thấm Nitơ
    • Tôi cao tần
    • Tôi laser
    • Công nghệ Phủ và Mạ

© 2020 THT HEAT TREAMENT AND SURFACE ENGINEERING Bồng Lai-Quế Võ - Bắc Ninh